Cải biến vectơ hệ Virut Semliki Forest (SFV) nhằm biểu hiện thụ thể GPCR của người Việt Nam

Các thụ thể xuyên màng kết cặp G-protein (GPCR) của người có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu sàng lọc và phát hiện dược phẩm. Vì vậy, việc biểu hiện thành công các thụ thể này bằng công nghệ ADN tái tổ hợp có ý nghĩa quan trọng. Trong các hệ vectơ biểu hiện, hệvectơ có nguồn gốc từ Virut Semliki Forest (SFV) có nhiều ưu điểm nổi bật trong biểu hiện các thụ thể màng tế bào nhờ khả năng lây nhiễm rộng các tế bào động vật có vú giúp sự cải biến protein sau dịch mã hiệu quả. Mục  đích của nghiên cứu này là cải biến hệ vectơ SFV cơ bản (pSFV)  để tạo vectơ biểu hiện có vị trí  đa nhân dòng (MCS) và các mã kết thúc dịch mã (stop codons) mở rộng để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ vectơ. Phiên bản vectơ sau khi  được cải biến  đã  được áp dụng thành công  để biểu hiện thụ thể neurokinine-1 (NK1R), một thụ thểGPCR  điển hình, có chức năng sinh học đầy đủ được kiểm chứng qua phương pháp lai miễn dịch (Western Blot) và phép đo chức năng thụ thể(Fura-2). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng hệ vectơp SFV cải biến cho biểu hiện và sản xuất các thụ thể GPCR tái tổ hợp của người Việt Nam phục vụ cho các nghiên cứu về sinh học thụ thể hoặc trong các nghiên cứu sàng lọc và phát triển thuốc.

Title: Cải biến vectơ hệ Virut Semliki Forest (SFV) nhằm  biểu hiện thụ thể GPCR của người Việt Nam
Authors: Pham Thi Hong, Nhung
Hoang Thi My, Nhung
Dinh Doan, Long
Keywords: Vectơ biểu hiện Semliki Forest Virus;Thụ thể neurokinin-1 (NK-1R);ADN tái tổ hợp
Issue Date: 2015
Publisher: ĐHQGHN
Series/Report no.: Tập 31, Số1 (2015) 47-52;
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/923
ISSN: 0866 - 86 12
Appears in Collections:Natural Sciences and Technology

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá thực trạng và nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình hình nhiễm HTLV (HUMAN T-CELL LYMPHOTROPIC VIRUS) ở đối tượng người hiến máu tại Việt Nam

Alkaloids Isolated in the Roots of Aconitum carmichaeli Debx Growing in Vietnam

Chữ "hiếu" với "nỗi khổ treo ngược" trong đạo Phật